TRẦM CẢM VÀ CÁC BỆNH TÂM LÝ

Thôi miên lượng tử và hiệu quả chữa trị các bệnh tâm lý như trầm cảm

 
Bài viết này được viết dưới góc độ của một người đã từng tan nát cõi lòng vài lần và bây giờ đang làm công việc giúp mọi người nhận ra “Cuộc đời bản chất là rất vui”.
 
Có rất nhiều chủ thể tìm đến thôi miên/ chữa lành lượng tử với mục đích tháo gỡ các vấn đề tâm lý, trị các bệnh như trầm cảm, vv và sau một thời gian làm công việc này, mình thấy khả năng tháo gỡ các vấn đề tâm lý của phương pháp này là cái dễ nhận ra hơn hẳn các bệnh vật lý vì bệnh vật lý cần nhiều thời gian hơn để chiêm nghiệm. Bên cạnh các chủ thể cảm thấy “rất đã”, và ngộ ra được điều gì đó ngay sau ca và chuyển biến đời sống sau đó ngay lập tức, thì có những chủ thể “ngộ ra được cái gì đó” nhưng vẫn “ngoan cố” bám giữ tư tưởng cũ và sau một thời gian họ phản hồi lại rằng đi loanh quanh mãi, cuối cùng họ lại quay về cái họ đã nhận được và từ khi họ làm theo chỉ dẫn thì cuộc sống trở nên nhẹ nhõm hơn. Nhưng thực sự cũng có một vài chủ thể mà hết ca, họ phản hồi luôn là họ chả thấy cái gì hữu ích cho họ cả, toàn cái họ biết rồi; và mình cũng chưa gặp lại họ lần nào thêm nữa để biết cuộc sống của họ giờ ra sao.
 
Quay trở lại về việc “hiệu quả” của phương pháp này đến đâu, hay chỉ là trò bịp bợm.
 
– Thứ nhất, ta phải hiểu rằng chẳng có phương thuốc nào trên đời trị bách bệnh cho mọi bệnh nhân tại mọi thời điểm. Chân lý chỉ có một nhưng đường đến chân lý có nhiều. Phật cũng không thể độ được người không có duyên. Không có duyên có thể được hiểu đơn giản là “Sự thật thì luôn ở đó, nhưng người đó chưa đến thời điểm nhìn ra được”. Thế nhưng dù lần gặp gỡ đó có chưa mang lại kết quả ngay lập tức, thì bệnh nhân hẳn cũng được gieo cái gì đó trong họ, dù họ có thừa nhận nó hay không.
 
– Thứ hai, mọi thứ trên đời đều theo chu trình lượng đổi chất sẽ đổi, lượng chưa đổi thì chất còn lâu mới đổi; nhưng qua cơn bĩ cực sẽ đến hồi thái lai, ở tận cùng của đau khổ cây táo sẽ nở hoa. Nếu ai cũng nhận ra điều này thì tất cả chúng ta đã thăng thiên từ đời nào rồi, Chúa Phật thất nghiệp xừ nó rồi. Nhưng thực sự có người mất cả đời hay nhiều đời để nhận ra điều này và hoàn toàn họ có thể là người thân, bạn bè của ta. Mình nói điều này không với tâm phân biệt “người được chọn” với “người không được chọn”, mà là vẫn cùng sự tiến hóa của tâm thức, có người đi trước, có người đi sau. Đi qua rồi mới biết nó cũng đau đớn như con sâu phải tự cựa mình khỏi cái kén vậy, nhưng đó là hành trình bắt buộc. Khi nào đủ biết tách trà nóng quá chịu không nổi nữa, sẽ biết đặt nó xuống.
 
Hẳn chúng ta cũng đã từng ở các vị trí khác nhau trong gia đình và xã hội trong các tình huống như “Con có hứa với cha mẹ rằng con sẽ luôn nghe lời cha mẹ không?” – và nếu nó hứa thế thật thì đúng là tiêu rồi vì đứa trẻ đó sẽ mất luôn khả năng biết lựa chọn và sống cuộc đời riêng của nó; hay là “Bạn có hứa rằng sản phẩm của bạn sẽ không hư hỏng không”“Không, bởi vì tôi đâu biết bạn sẽ sử dụng nó trong điều kiện như thế nào”; hay là “Bác sĩ có đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn bệnh này không, đảm bảo thì tôi chữa, không thì thôi”“Không, bởi vì tôi đâu biết bạn sẽ đối đãi với chính bạn ra sao”; hay là “Anh hứa yêu em trọn đời thì ta lấy nhau, không thì thôi?”“Ừ anh hứa”. Và vài năm sau có thể người được hứa hay người hứa bể hứa nhưng lời hứa như con dao vô hình cứa mãi vào ai đó”. Như vậy bạn thấy đấy, tất cả đều quay về việc lựa chọn và khả năng chấp nhận sự lựa chọn của bạn. Bạn không chấp nhận sự lựa chọn và mọi thứ mà nó có thể dẫn đến thì chẳng khác nào bạn bắt ông trời luôn phải theo ý bạn và đó là cội nguồn của khổ đau. Sự chấp nhận thực sự sẽ đi cùng lòng biết ơn tha thiết, và thậm chí nó không còn khởi lên trong đầu bạn về “sự chấp nhận” nữa, bạn làm nó hiển nhiên như đói biết ăn, buồn ngủ biết đi ngủ. Và chúng ta thừa thông thái để biết rằng khi ta nói “tôi chấp nhận” thì nó đi cùng một ý niệm ra sao, tim ta ngập tràn biết ơn hay phẫn uất.
 
 
Mình từng biết đến câu chuyện về một chủ thể sau ca thôi miên lượng tử thì cái tâm sân si còn trở nên mạnh hơn vì nghĩ bản thân còn siêu phàm hơn bậc Bồ Tát.
 
Mình cũng từng gặp một khách hàng tìm đến một phương pháp thôi miên trị liệu tác động rất sâu vào tiềm thức để trị stress do tính nóng nảy, và sau rồi thì ôi thôi “bạn bảo bạn như bị vô cảm nhưng vẫn khó chịu, bứt rứt vô cùng, giống như là bị biến thành một người khác, chẳng ra làm sao.”
 
Mình gặp không ít chủ thể hết ca thôi miên nói rằng họ chẳng vào sâu tí nào, “thôi tạm chấp nhận” mặc dù ca thôi miên đã mang lại đầy đủ những câu trả lời cần thiết cho họ.
 
Và mình cũng tự hỏi tại sao Dolores Cannon trong thời kỳ sơ khai của thôi miên lượng tử lại có thể rất dễ dàng dẫn chủ thể vào trạng thái thôi miên hoàn toàn mất ý thức, trong khi bây giờ không dễ để làm như vậy.
 
Cuối cùng, mình cũng có một câu trả lời tạm thỏa đáng, rằng ở thời kỳ của Dolores Cannon, trong bối cảnh xã hội đó, nếu chủ thể không ở trạng thái sâu đến mất hoàn toàn ý thức thì họ sẽ bật dậy ra về ngay lập tức khi nhìn thấy thế giới linh hồn hay người ngoài hành tinh. Còn chúng ta đang ở một thời đại khác với khả năng chấp nhận khác về những thông tin ta được thấy.
 
 
Có rất nhiều phương pháp thôi miên, và từ góc nhìn nhỏ bé của mình, thôi miên lượng tử nhìn một con người vượt xa hơn cái vỏ bọc vật lý họ đang có, vượt xa hơn bộ não với những ý thức, tiềm thức, vô thức, hoàn toàn không phải là bộ nhớ máy tính để cài đi cài lại, xóa đi làm lại; và nó hướng bạn quay về sự nhận biết bản thân, quan sát cảm thọ của bạn mà để như vậy thì bạn cần phải còn Ý THỨC.
 
Và chỉ khi bạn còn Ý THỨC thì bạn mới biết nhìn lại chính mình trong đời thường chứ. Chỉ như thế thì bạn mới biết bạn đã sống theo cách nào vì ông bác sĩ dù có giỏi cỡ mấy mà bạn vẫn sống y nguyên xi theo cách cũ thì bệnh sẽ trổ ra tiếp ở chỗ này hay chỗ khác, bạn có gặp người yêu này hay khác mà không biết cách yêu thì tâm bệnh vẫn đến như thường.
 
Bạn phụ thuộc vào ông bác sĩ thì chả khác nào phụ thuộc đời bạn vào một người để yêu, vào người muốn bạn vâng lời, vào LSD kết nối với các bề trên. Tất cả những cách đó chỉ như giục tốc bất đạt, quên luôn điều căn bản “chất chỉ đổi bền vững khi lượng đổi bền vững” – cộng với sự không chấp nhận những điều bất như ý, thì điều bất như ý đến là điều bình thường. Và nó sẽ đến nữa, đến mãi cho đến khi nhận ra rằng “khổ vì tách trà nóng bởi vì cứ cố ôm nó, lỗi chả phải tách trà mà tại chính bản thân”.
 
Quay lại về trầm cảm hay các bệnh tâm lý, ở góc nhìn của mình, chúng toàn từ tâm tưởng mà ra. Thay đổi lại tâm tưởng thì tự chúng sẽ hết bởi vì chúng cũng vô thường “đến và đi”, và bản chất thực sự ta của là tình yêu và ánh sáng, là cái vĩ đại hơn thể xác hay tâm tưởng này. Ta xuất phát từ việc “tiêu diệt chúng” thì ta lại mắc bẫy trò chơi của tâm trí nhị nguyên rồi vì chúng là hư vô. Thay vào đó, quay về nhận thức bản thân, biết cái gì cần buông thì tháo gỡ chúng, biết cái gì cần làm thì làm đi và đắm chìm trong nó, thiết tha trong khoảnh khắc “bây giờ và ở đây”, và kiên trì với bản thân. Nó sẽ giống như là mỗi ngày tốt hơn 1% mà không hề cảm thấy mình phải nỗ lực, và sẽ rất nhanh thôi, sau vài tuần hay vài tháng bạn sẽ nhận ra bạn đã thay đổi một cách kỳ diệu. Và đó mới là sự bung lụa từ trong ra, mới là cái bạn mang đi theo được sang thế giới bên kia, và khi bạn làm nó quá thành thục thì đời sau có uống canh Mạnh Bà rồi vẫn nhớ ra được rất nhanh ^^.
 
Tất nhiên, nếu bạn tự làm được tất cả những điều này thì tốt quá, còn không thì cứ nương nhờ các công cụ, phương pháp mà đi. Đến thời điểm thì hoa sẽ nở, vậy thôi. Hoa năm sau nở sẽ khác hoa năm nay vì thời tiết khác, việc chăm sóc khác, chất lượng đất đã khác, bạn đã khác. Bắt chúng phải giống nhau thì lại như ham cầm tách trà nóng rồi, tội gì ^^.
 
Xem thêm các bài viết khác tại http://chualanhluongtu.com

One thought on “TRẦM CẢM VÀ CÁC BỆNH TÂM LÝ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *